Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý... Tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu. Áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật. Phong cách thiết kế sắc nét, hình khối mạnh mẽ, các đượng nét kiến trúc mang về sau tạo ý nghĩa tạo ấn tượng về sự khoer khoắn, hiện đại, có sự dộc đáo và dẽ thay đổi. Đương, mảng, khối để tạo nên không gian nội thất không có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà.
Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng, thiết kế lấy sánh sáng tối đa cho các không gian, ánh sáng từ các hốc tường hoặc khe của các vật cố định để chiếu sáng tường nên tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà hiện đại. Tạo điểm nhấn nghệ thuật bằng việc đặt các tác phảm điêu khắc hoặc cây cảnh nhỏ. Cửa sổ rộng bằng kính là giải pháp tối ưu cho thiết kế này. Tạo ánh sáng chuyên dụng cho các vật dụng trang trí đó để làm nổi bật góc không gian.
Phong cách cổ diern biểu hiện sự giản đơn trong cung cách cảm thụ và sức sống hoài niệm, đường nét cổ kính, vật liệu, phong cách trang trí mang dáng dấp của những thập kỷ, thế kỷ trước. Những chi tiết trang trí tỉ mỉ và cầu kỳ mà phần nhiều được làm thủ công. Các chi tiết trang trí thường lấy cảm hứng nhũng hình kỷ hà, corhoa từ tự nhiên mang tính nghệ thuật cao và đồng bộ về phong cách.
Nội thất thường sử dụng nhiều gỗ, mây tre, thảm, tranh kính, đèn chùm, bọc da... Tranh ảnh treo tường là tranh nghệ thuật cổ điển. Thiết kế cao thoáng, tường dày, cử sổ rộng, luôn hướng tới không gian tự nhiên bên ngoài tạo sự gần gũi với thiên nhiên. Phong cách này thường đề cao tính hình thức, tượng trưng tập trung nghiên cứu về hình hơn là ý. Bài trí nội thất mạch lạc, đồ đạc sang trọng.
Những căn phòng theo hướng thiết kế này gợi lên sự cổ điển, sang trọng nhưng gần gũi và tạo cảm giác thân thuojc, ấm áp. Từng chi tiết trong phòng đòi hỏi sự thống nhất, một ít sự cầu kỳ và chau chuốt sử dụng đồ cũ, cổ để tái chế. Đồng thời, sử dụng những màu sắc khơi gọi quá khứ, như màu nâu nhạt, xanh navy, xanh lime...
Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng chính là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nết đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo một tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi. Hạn chế những chi tiết hoặc vật dụng để trang trí, sử dụng ở mức độ tối giản đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, nhưng vẫn đáp ứng tiện nghi sử dụng.
Sử dụng hạn chế về màu sắc, thường không có quá 03 màu, tường trung tính hoặc trắng làm nền hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn qua trọng. Hạn chế bố trí quá nhiều đồ đạc trong nội thất, giữ lại thành phần cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ.